Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế giữa người thân trong gia đình

Giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế là một vấn đề khá phổ biến tại công ty tư vấn Luật. Đây là một trong những vụ kiện thường xảy ra với những thành viên trong gia đình. Có thể là anh chị em ruột, anh chị em họ hay bố/mẹ với con cái. Vậy theo pháp luật quy định, vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

1. Có những cách nào giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế

Tranh chấp đất đai thừa kế xảy ra khi có những mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên khi xác định ai thừa kế di sản. Có thể xả ra khi anh em trong gia đình không được chia những phần di sản bằng nhau. Khi xảy ra vấn đề này sẽ có những hình thức giải quyết khác nhau tùy theo mức độ: 

– Thương lượng: Là việc hai bên tự thỏa thuận với nhau và đưa ra cách giải quyết. Trường hợp này không cần sự can thiệp của bên thứ ba (pháp luật không quy định thủ tục thực hiện).

– Hòa giải: Là cách giải quyết mà có người trung gian giúp các bên đưa ra phương án. Giúp giải quyết tranh chấp không cần hỗ trợ của pháp luật

– Khởi kiện: Là cách giải quyết tranh chấp tại Tòa án bằng việc gửi đơn khởi kiện. Đơn kiện phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế

Theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP, tùy từng trường hợp mà thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

– Thẩm quyền của Tòa án nhân dân

Theo Khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì “Tranh chấp về thừa kế tài sản” thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. Trường hợp Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết theo Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

– Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân

Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013 như sau:

  • Trường hợp 1: Trường hợp có sự tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân động đồng cư dân với nhau thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Nếu người dân không đồng ý với quyết định sẽ khiếu nại lên  Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Điều này theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. 
  • Trường hợp 2: Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lúc này Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. 

3. Những thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế

Để giúp người dân có thể nắm vững được thủ tục tranh chấp thừa kế đất đai, công ty tư vấn Luật gửi đến quy trình: 

– Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, bao gồm:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu.
  • Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Vì một lý do nào đó người khởi kiện không thể nộp đủ tài liệu, chứng cứ theo đơn khởi kiện. Lúc này họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác. Nó tùy  theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Nộp đơn khởi kiện

Theo khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện:

Nếu không có thỏa thuận về chọn Tòa án giải quyết thì nộp tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân.

Nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản.

Hình thức nộp đơn

Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện theo một trong các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án.
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

– Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý vụ án 

Tòa sẽ thụ lý khi thuộc thẩm quyền của Tòa án và người khởi kiện nộp lại biên lai nộp tạm ứng án phí. Trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp)

– Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Bạn cần biết thời gian chuẩn bị xét xử tối đa là 06 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ á

– Bước 4: Xét xử sơ thẩm

Hiện nay có rất nhiều cách giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế. Tuy nhiên để đảm bảo công bằng thì hãy tiến hành khởi kiện. Nếu bạn có thêm những vướng mắc gì, hãy liên hệ với công ty Luật để được hỗ trợ nhanh chóng nhất

Bài viết cùng chuyên mục