Trình tự thủ tục hành chính dân sự trong giải quyết vụ án dân sự
Thủ tục hành chính dân sự trong giải quyết tranh chấp dân sự khá phức tạp. Trình tự gồm nhiều bước tùy theo tính chất của vụ án. Nếu bạn đang có tranh chấp dân sự chắc chắn bạn rất muốn biết trình tự giải quyết như thế nào. Vậy thì hãy xem thông tin bài viết của công ty tư vấn luật dưới đây. Bài viết tổng hợp trình tự thủ tục hành chính giải quyết tranh chấp dân sự. Các bước giải quyết vụ án dân sự đều được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Đơn khởi kiện và thụ lý vụ án
Theo điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) thì các quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện. Mục đích khởi kiện dân sự nhằm yêu cầu tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mọi người có thể tự mình khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện. Người khởi kiện phải có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Thủ tục hành chính dân sự đầu tiên là người khởi kiện làm hồ sơ khởi kiện. Hồ sơ khởi kiện gồm đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu. Nội dung đơn khởi kiện được quy định tại Khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015.
Người khởi kiện gửi hồ sơ lên Tòa án hãy gửi trực tiếp, gửi bưu điện hoặc gửi trực tuyến. Khi Tòa án nhận đơn khởi kiện sẽ thông báo lại cho người khởi kiện. Trong trường hợp đơn khởi kiện không hợp pháp sẽ bị trả lại. Hoặc đơn thiếu sót thì người khởi kiện được yêu cầu bổ sung. Sau khi hồ sơ khởi kiện hợp pháp thì Tòa án sẽ thụ lý vụ án. Tòa Án sẽ gửi thông báo thụ lý vụ án cho các đơn sự, viện kiểm sát cùng cấp.
Chuẩn bị xét xử
Bước tiếp theo thủ tục hành chính dân sự là chuẩn bị xét xử vụ án. Hồ sơ vụ án dân sự được lập ra theo quy định tại điều 204 Bộ Luật Tố tụng Dân sự. Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. (Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015).
Có những vụ án dân sự hòa giải được, có những vụ án không được hòa giải. Bên cạnh đó có những vụ án không tiến hành hòa giải được. (Xem tại Điều 205; 206; 207 Bộ Luật Tố tụng Dân sự). Tòa án mở phiên họp kiểm tra tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Kết quả của hòa giải vụ án gồm
+ Ra quyết định hòa giải thành khi không có đương sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận;
+ Trong trường hợp hòa giải không thành. Thẩm phán chủ tọa phiên hòa giải lập biên bản hòa giải không thành. Và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa vụ án ra xét xử.
Mở phiên tòa xét xử cấp sơ thẩm
Phiên tòa xét xử vụ án dân sự phải có quyết định. Cụ thể nội dung của quyết định được quy định tại Điều 220 BLTTDS 2015. Phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm ghi trong quyết định. Hoặc ghi trong giấy bảo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.
Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 227 đến Điều 232 tại BLTTHS. Thành phần phiên tòa gồm: Đương sự; Người đại diện của đương sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Người làm chứng; Người giám định; Người phiên dịch và Kiểm sát viên.
Trình tự phiên tòa cấp sơ thẩm bao gồm các bước:
– Chuẩn bị khai mạc phiên tòa (Điều 237)
– Thủ tục bắt đầu phiên tòa: (Điều 239 – Điều 246)
– Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa (Điều 247 – Điều 263)
– Nghị án (Điều 264): Là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án. Có thể trở lại việc hỏi và tranh luận (Điều 265).
– Tuyên án (Điều 267): Sau khi bản án đã được thông qua. Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án.
Thủ tục hành chính dân sự xét xử cấp phúc thẩm
Sau phiên tòa xét xử sơ thẩm, các đương sự có quyền kháng cáo, kháng nghị. Tòa xét xử phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án khi có kháng nghị kháng cáo. Đồng thời quyết định của tòa sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
– Trình tự, thủ tục kháng cáo được quy định từ Điều 271 đến Điều 277 của BLTTDS 2015.
– Trình tự thủ tục kháng nghị được quy định từ Điều 278 đến Điều 281 của BLTTDS 2015.
Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Chuẩn bị xét xử phúc thẩm (Điều 285 – Điều 292)
– Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:
+ Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
+ Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
+ Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan. thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng.
– Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Mở phiên tòa xét xử phúc thẩm
– Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba thẩm phán.
Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.
– Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Thủ tục Giám Đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ:
– Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
– Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình. Dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
– Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng. Gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng. Hay điều đó gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu như phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án. Thì lúc này đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án. Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Trình tự thủ tục xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm được quy định tại điều 341 BLTTDS 2015. Trong phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, hội đồng xét xử có thẩm quyền:
+ Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa Điều 344.
+ Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án. Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm Điều 345.
+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án Điều 346.
+ Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Điều 347
Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định
Thủ tục tái thẩm
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định. Mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được quy định tại Điều 352 BLTTDS 2015. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm. Kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
– Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền:
+ Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy định.
+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.
Như vậy, có thể thấy sự phức tạp của thủ tục hành chính dân sự trong giải quyết vụ án dân sự. Khi mọi người có tranh chấp dân sự cần sự hỗ trợ của luật sư. Công ty tư vấn luật có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, hiểu luật. Và họ sẽ tư vấn hỗ trợ thủ tục pháp lý được hiệu quả nhất. Luật sư cũng có thể là người đại diện ra tranh tụng trong vụ án dân sự. Liên hệ ngay với công ty tư vấn luật theo hotline hoặc đến trực tiếp văn phòng!
Tư vấn điều kiện, hồ sơ khởi kiện tranh chấp dân...
T7, 06 / 2021Trình tự thủ tục hành chính dân sự trong giải ...
T7, 06 / 2021Tìm hiểu khiếu nại tố cáo dân sự – nhữn...
T7, 06 / 2021
Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế giữa...
T7, 05 / 2021Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai không có giấ...
T6, 05 / 2021Tư vấn tranh chấp đất đai không có di chúc uy tí...
T6, 05 / 2021Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai – chu...
T6, 05 / 2021
Địa chỉ : 22 Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 097 552 8855
Email: congtytuvanluatcom@gmail.com