Tranh chấp lao động là gì? Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Trong quan hệ lao động không tránh khỏi những tranh chấp. Vì thế, giải quyết tranh chấp lao động là vấn đề được quan tâm. Có giải quyết được tranh chấp sẽ giúp tạo nên sự hài hòa hiệu quả trong quan hệ việc làm. Vậy cụ thể về khái niệm tranh chấp lao động là gì? Có mấy loại tranh chấp nhân lực lao động? Cách thức giải quyết như thế nào? Bài viết sau đây của công ty tư vấn luật sẽ trình bày về tất cả những thắc mắc trên. 

  1. Tranh chấp lao động là gì?

Khái niệm tranh chấp lao động đã được thể hiện rõ tại khoản 7 Điều 3 Bộ luật lao động. 

“Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.”

Thị trường lao động là biểu hiện của mối quan hệ tương tác giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi thiết lập mối quan hệ đó, các bên sẽ có những thỏa thuận về nhiều vấn đề. Trong đó có việc làm, thời giờ làm việc, tiền lương và các điều kiện lao động. Kết quả của các thỏa thuận được thể hiện bằng hợp đồng lao động. Pháp luật cũng quy định rõ về các thỏa thuận này. 

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động sẽ xuất hiện các mâu thuẫn, bất đồng. Những mâu thuẫn xảy ra là do các bên không thực hiện đúng hợp đồng đã ký. Hoặc có những yêu cầu mới về các thỏa thuận khác mà không đi đến thống nhất được. Khi vụ việc phát sinh mà quá trình thương lượng không có kết quả mới được coi là  tranh chấp. Lúc này cần có sự can thiệp của chủ thể thứ 3 thông qua thủ tục hòa giải, trọng tài, xét xử. 

  1. Các loại tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động (TCLĐ) được chia thành TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể. 

Tranh chấp nhân lực lao động cá nhân phát sinh giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động. Nội dung của TCLĐ cá nhân chỉ liên quan đến cá nhân chủ thể phát sinh tranh chấp. Theo đó, trong doanh nghiệp có nhiều người cùng có tranh chấp. Nhưng quyền và lợi ích lại gắn riêng với từng cá nhân. Thì đây vẫn được coi là tranh chấp lao động cá nhân. 

Tranh chấp lao động tập thể xảy ra giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Nội dung của TCLĐ tập thể liên quan đến lợi ích của cả một tập thể. Tập thể người lao động sẽ có các tổ chức đứng ra làm đại diện. Nên cụ thể hơn thì TCLĐ tập thể có thể hiểu là tranh chấp xảy ra giữa tổ chức đại diện và người sử dụng lao động. 

Tranh chấp nhân lực lao động còn được chia theo đối tượng của tranh chấp. Sẽ có các loại tranh chấp như tranh chấp tiền lương, điều kiện làm việc, bảo hiểm xã hội… Trong đó, tranh chấp về bảo hiểm xã hội khá phổ biến và được giải quyết tại tòa án. 

Ngoài ra, tranh chấp lao động còn được chia theo tính chất của tranh chấp. Bao gồm tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích. Tranh chấp về quyền phát sinh trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được ghi nhận trong thỏa thuận. Còn tranh chấp về lợi ích là tranh chấp phát sinh trên tình trạng thực tế chứ không trên quy định. Nghĩa là người lao động muốn xác lập điều kiện lao động tốt hơn ở thời điểm hiện tại. 

  1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Nguyên tắc giải quyết TCLĐ được quy định tại Điều 180 Bộ luật lao động 2019: 

– Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

– Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài. trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp. tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

– Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

– Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

– Việc giải quyết TCLĐ do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ tiến hành. sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. và được các bên tranh chấp đồng ý.

  1. Công ty tư vấn luật tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Công ty tư vấn luật sẽ tư vấn về mặt pháp lý để giải quyết tranh chấp lao động. Hình thức tư vấn là tư vấn online qua điện thoại, email, trực tiếp văn phòng. Khi luật sư làm đại diện tranh chấp nhân lực lao động, quy trình thực hiện sẽ như sau: 

– Tiếp nhận thông tin hồ sơ vụ việc. Trong đó sẽ bao gồm tất cả các chứng cứ đã có, giấy tờ liên quan đến vụ việc. 

– Công ty tư vấn luật xem xét xác định điều kiện thẩm quyền giải quyết. Sau đó sẽ cử luật sư tham gia tố tụng.

– Luật sư sẽ tư vấn tìm chứng cứ, tài liệu chứng minh theo quy định của pháp luật. 

– Hoàn thiện hồ sơ tham gia giải quyết TCLĐ, tham gia tố tụng gửi cơ quan chức năng. 

– Luật sư tham gia tố tụng tại các cơ quan theo nhiệm vụ phân công. 

Khi xảy ra các tranh chấp lao động, khách hàng nên tìm đến công ty tư vấn luật. Với sự uy tín cao, đội ngũ luật sư giỏi sẽ giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng.  Liên hệ với chúng tôi qua hotline và đặt lịch tư vấn. Sự chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ mang đến những hài lòng nhất quý khách.

Bài viết cùng chuyên mục