Trách nhiệm hình sự là gì? Độ tuổi, năng lực, điều kiện trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là gì? Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự? Điều kiện của trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân và cá nhân? Tất cả những vấn đề này công ty tư vấn luật sẽ phân tích cụ thể trong bài viết sau.
Khung nội dung
Trách nhiệm hình sự là gì?
1.1. Khái niệm trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là là trách nhiệm của người gây ra những hành vi phạm tội. Họ phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi trước nhà nước. Lúc này, các quy phạm pháp luật hình sự sẽ được áp dụng.
Trách nhiệm hình sự (TNHS) bao gồm:
– Nghĩa vụ phải chịu tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Chịu bị kết tội.
– Chịu biện pháp cưỡng chế như hình phạt, biện pháp tư pháp.
– Chịu mang án tích.
2.2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
Bộ luật hình sự quy định về việc chịu trách nhiệm hình sự. Người chịu TNHS là người thực hiện hành vi. Mà hành vi đó chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm.
Điều 2, bộ luật hình sự quy định chi tiết về cơ sở pháp lý của TNHS:
“1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Với những quy định như vậy, nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự mới được đảm bảo. Đồng thời cũng giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự rất quan trọng. Điều này được quy định rất rõ trong luật hình sự của bất cứ nước nào. Luật hình sự Việt Nam quy định độ tuổi chịu TNHS tại điều 12 Bộ luật hình sự 2015.
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội quy định. Đó là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Những tội phạm này được quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151. 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303; 304.
Xác định độ tuổi chịu TNHS dựa vào tiêu chuẩn phát triển tâm sinh lý con người. Chủ yếu sẽ dựa vào khả năng nhận tức, yêu cầu đầu tranh phòng chống tội phạm. Tùy vào giai đoạn khác nhau mà độ tuổi chịu TNHS sẽ có những điều chỉnh, thay đổi.
Cách tính đủ tuổi cũng được pháp luật quy định là tính theo tuổi tròn. Nghĩa là sẽ tính tuổi dựa vào ngày tháng năm sinh. Ví dụ người sinh ngày 1/2/1990 thì đến 1/2/2008 mới tròn 18 tuổi.
Nếu không xác định được ngày sinh thì tính tuổi theo ngày cuối của tháng sinh. Ví dụ người phạm tội chỉ có thông tin tháng sinh là tháng 5/1997. thì sẽ lấy ngày sinh là ngày 31/5/1997.
Trường hợp không có cách nào xác định được tháng sinh chính xác của người phạm tội. Pháp luật quy định sẽ lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của năm đó.
Các cơ quan tiến hành tố tụng phải dùng hết mọi biện pháp để xác định ngày tháng năm sinh. Bên cạnh đó, trong hồ sơ vụ án nhất thiết phải có bản sao giấy khai sinh. (nếu là trường hợp có giấy khai sinh). Hoặc các biên bản xác minh có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền. (nếu là trường hợp không có giấy khai sinh).
Năng lực trách nhiệm hình sự
Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực nhận thức hành vi gây nguy hiểm cho XH. Khả năng điều kiểu hành vi, khả năng gánh lấy hậu quả pháp lý.
Năng lực nhận thức có ở mỗi người. Nó được hoàn thiện ở 2 yếu tố là cấu tạo sinh học và giáo dục. Do vậy, đến một thời điểm nhất định. thì năng lực nhận thức mới được xem là tương đối đầy đủ.
Bộ luật hình sự quy định trường hợp mất khả năng nhận thức điều khiển hành vi. Đó là hai dấu hiệu y học (bệnh lý) và dấu hiệu tâm lý. Khi người nào mất khả năng nhận thức do hai dấu hiệu này là người không có năng lực TNHS.
Điều kiện của trách nhiệm hình sự đối với cá nhân và pháp nhân phạm tội
Truy cứu trách nhiệm hình sự cần căn cứ vào điều kiện TNHS với cá nhân và pháp nhân. Cần có căn cứ, điều kiện phạm tội rõ ràng. đồng thời phải đủ yếu tố cấu thành tội phạm mới được xét phạm tội.
4.1. Điều kiện của TNHS với cá nhân
Điều kiện của TNHS đối với cá nhân phạm tội là những căn cứ riêng và đủ. Căn cứ có tính chất bắt buộc được quy định trong luật sinh sự. Một người chịu trách nhiệm hình sự chỉ khi nào các căn cứ đó được tổng hợp.
Cụ thể về điều kiện chịu TNHS với cá nhân sẽ bao gồm:
+ Đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây thiệt hại. hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ
+ Hành vi được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm
+ Người đó có năng lực trách nhiệm hình sự.
+ Người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
4.2. Điều kiện đối với pháp nhân
Pháp nhân thương mại trở thành chủ thể của tội phạm. Điều này được quy định đầu tiên trong bộ luật hình sự 2015.
Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Đó là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và chia cho các thành viên.
Pháp nhân thương mại có đặc điểm:
– Được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
– Tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
– Có cơ cấu tổ chức rõ ràng
Quy định phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại gồm:
+ Tội buôn lậu;
+ Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;
+ Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả;
+ Tội đầu cơ; tội trốn thuế;
+ Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước;…
Pháp nhân thương mại sẽ chịu TNHS ở các nhóm tội ở lĩnh vực: Kinh tế, môi trường, an ninh – hòa bình quốc gia.
Khi áp dụng các điều kiện chịu TNHS đối với pháp nhân thương mại phạm tội cần chú ý:
– Việc xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại không loại trừ TNHS của cá nhân.
– Nếu hành vi của cá nhân đủ yếu tố cấu thành bất kì tội nào quy định trong BLHS. thì cá nhân đó vẫn bị xử lý hình sự theo tội đó.
Bài viết trên đây, công ty luật đã đưa ra những thông tin về trách nhiệm hình sự. Nếu cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Các hình thức tư vấn của chúng tôi là qua điện thoại, email, tư vấn trực tiếp ở văn phòng.
Chúng tôi có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiều năng lực sẽ giúp khách hàng hài lòng nhất.
Tư vấn điều kiện, hồ sơ khởi kiện tranh chấp dân...
T7, 06 / 2021Trình tự thủ tục hành chính dân sự trong giải ...
T7, 06 / 2021Tìm hiểu khiếu nại tố cáo dân sự – nhữn...
T7, 06 / 2021
Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế giữa...
T7, 05 / 2021Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai không có giấ...
T6, 05 / 2021Tư vấn tranh chấp đất đai không có di chúc uy tí...
T6, 05 / 2021Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai – chu...
T6, 05 / 2021
Địa chỉ : 22 Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 097 552 8855
Email: congtytuvanluatcom@gmail.com