Tổng hợp kiến thức giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ

Giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ vô cùng phức tạp và không hề dễ dàng. Vì sở hữu trí tuệ được coi là một tài sản hữu hình. Vì thế, khi có tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ với công ty tư vấn luật. Đội ngũ luật sư giỏi nhiều kinh nghiệm sẽ tư vấn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bạn. 

  1. Tranh chấp sở hữu trí tuệ là gì?

Theo khoản 1, Điều 4 của luật sở hữu trí tuệ 2019 thì: 

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”

Tranh chấp sở hữu trí tuệ là sự mâu thuẫn, trái ngược về quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó bao gồm có quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.

Theo đó, khi quyền và lợi ích của một trong các bên bị xâm phạm sẽ xảy ra tranh chấp. Lúc này việc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ cần được xem xét. Bên bị xâm phạm sẽ nhờ đến pháp luật xử lý bằng cách tìm luật sư tư vấn cụ thể. 

  1. Biện pháp giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ

Căn cứ vào mức độ, tính chất của tranh chấp mà có các biện pháp, phương thức giải quyết: 

  • Biện pháp hành chính

Trong giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thì biện pháp hành chính rất hữu hiệu. Khi cơ quan thẩm quyền chủ động phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì biện pháp hành chính được thực thi. 

Đối tượng áp dụng xử phạt hành chính được quy định tại Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2019. Theo đó, các hành vi dưới đây sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính: 

– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội. 

– Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Bao gồm: hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu. 

Theo khoản 2, điều 213 của luật sở hữu trí tuệ 2019 thì: 

Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

  • Biện pháp hình sự

Biện pháp xử lý hình sự cũng được áp dụng trong giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ. Xử lý hình sự mang tính cưỡng chế mạnh được quy định rõ trong bộ luật hình sự Việt Nam. Ở Điều 212 luật sở hữu trí tuệ cũng quy định: 

“Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.”

Trong bộ luật hình sự Việt Nam có quy định tại điều 192, 193, 194. Trong đó là các khoản, điểm quy định xử lý hình sự đối với tội buôn bán, sản xuất hàng giả. Các tội gồm: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192). Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193). Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194). 

  • Biện pháp dân sự

2 biện pháp hình sự và hành chính mang biện pháp răn đe, trừng trị. Biện pháp dân sự sẽ mang tính chất bảo đảm quyền lợi của chủ thể bị vi phạm. Đó là các cơ chế yêu cầu bồi thường thiệt hại. 

  1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ

Trong 3 biện pháp giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thì biện pháp hình sự và hai biện pháp còn lại có ranh giới rõ ràng. Còn ranh giới giữa xử lý dân sự và  hành chính chưa thực sự rõ ràng. 

Đối với các biện pháp xử lý vi phạm hành chính thẩm quyền xử lý thuộc về các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan và Ủy ban nhân dân các cấp. 

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ của Toà án được xác định theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004  (Điều 25, Điều 27, Điều 33, Điều 34): 

“- Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện;

– Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự nhưng có đương sự hoặc đối tượng sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, thuộc quyền của Toà án cấp tỉnh;

– Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận được coi là tranh chấp thương mại, kinh doanh và thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh.”

  1. Người có quyền khởi kiện tranh chấp sở hữu trí tuệ

Thực tế, người có quyền khởi kiện tranh chấp sở hữu trí tuệ đôi khi bỏ mất quyền khởi kiện. Hoặc người không có quyền khởi kiện lại khởi kiện nên không được Toà án giải quyết. Vì pháp luật không quy định ai có quyền khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.

Nguyên đơn trong vụ án về quyền sở hữu trí tuệ có thể là tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ hoặc một số người có quyền liên quan khác. Cụ thể: 

Đối với những tranh chấp về quyền tác giả, những người sau đây có quyền khởi kiện:

– Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;

– Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;

– Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả;

– Người được thừa kế của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;

– Người có quyền liên quan đến quyền tác giả, bao gồm: người biểu diễn; tổ chức sản xuất băng âm thanh, băng hình; tổ chức phát sóng;

– Người có quyền sử dụng hợp pháp tác phẩm thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm;

– Tổ chức, cá nhân được các chủ thể trên uỷ quyền theo quy định của pháp luật.

Đối với tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, những người sau đây có quyền khởi kiện:

– Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng.

– Chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí mật kinh doanh.

– Người sử dụng hợp pháp tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý.

– Người được thừa kế quyền sở hữu công nghiệp.

– Người có quyền sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng li-xăng.

– Người biểu diễn; tổ chức, cá nhân sản xuất băng ghi âm, ghi hình; tổ chức phát thanh, truyền hình.

– Tổ chức, cá nhân được các chủ thể trên uỷ quyền theo quy định của pháp luật.

  1. Công việc của luật sư giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Luật sư là người hiểu luật sẽ giúp bảo vệ quyền của các đương sự. Theo đó công việc của luật sư sẽ bao gồm: 

– Luật sư tư vấn pháp lý về trách nhiệm của các bên trong tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Đó là các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. 

– Với các vụ việc vi phạm bản quyền, sáng chế, bí mật kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh. Luật sư ngoài tư vấn sẽ tham gia tranh tụng. 

– Hướng dẫn và trực tiếp thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, bản quyền.

– Nghiên cứu và làm đơn khiếu nại các quyết định hành chính về sở hữu trí tuệ của cục sở hữu trí tuệ và bản quyền. 

– Tư vấn và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam. 

– Tư vấn và giải quyết tranh chấp tên miền, bản quyền trên internet và truyền hình.

Ngoài ra luật sư cũng tham gia tư vấn, hướng dẫn chủ thể thực hiện quyền tự bảo vệ. Chi tiết  các quyền sẽ được tư vấn trong từng trường hợp cụ thể. 

Công ty tư vấn luật có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, hiểu luật. Khi cần giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ với chúng tôi. Bạn sẽ hài lòng về sự chuyên nghiệp của công ty.

Bài viết cùng chuyên mục