Tìm hiểu khiếu nại tố cáo dân sự – những quy định mới nhất
Khiếu nại tố cáo dân sự là quyền công dân được hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Xoay quanh khiếu nại tố cáo trong tố tụng dân sự có rất nhiều điều khách hàng thắc mắc. Để giúp khách hàng hiểu hơn về quyền khiếu nại và quyền tố cáo dân sự. Công ty tư vấn luật sẽ có bài viết phân tích chi tiết sau đây.
Khung nội dung
Khái niệm khiếu nại tố cáo dân sự
Khiếu nại dân sự và tố cáo dân sự có những điểm khác nhau. Hãy xem xét từng khái niệm.
– Khiếu nại dân sự
Khiếu nại dân sự là hoạt động của cá nhân, tổ chức, cơ quan. Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi tố tụng dân sự xâm phạm quyền và lợi ích pháp luật của mình. Thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định tố tụng dân sự đó.
– Tố cáo dân sự
Tố cáo dân sự là hoạt động của cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng dân sự gây thiệt hại, đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Thì báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Có thể thấy sự khác nhau giữa khiếu nại dân sự và tố cáo dân sự là ở chủ thể. Nếu khiếu nại dân sự do cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện. Thì tố cáo dân sự, chủ thể thực hiện là cá nhân.
Quyền của người khiếu nại tố cáo dân sự và người bị khiếu nại tố cáo dân sự
– Quyền của người khiếu nại tố cáo
Người khiếu nại có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại. Quyền khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án. Quyền rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại. Quyền được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại. Quyền được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Người tố cáo dân sự có quyền gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Quyền yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình. Quyền yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo. Quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
– Quyền của người bị khiếu nại, tố cáo
Người bị khiếu nại có quyền được biết các căn cứ khiếu nại của người khiếu nại. đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi trong tố tụng bị khiếu nại. Quyền được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi trong tố tụng của mình.
Người bị tố cáo có quyền được thông báo về nội dung tố cáo. Quyền đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật. Quyền được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra. Quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
Nghĩa vụ của người khiếu nại tố cáo dân sự và người bị khiếu nại tố cáo dân sự
– Nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo dân sự
Nghĩa vụ của người khiếu nại là khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết. Nghĩa vụ trình bày trung thực sự việc. cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại. chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó. Nghĩa vụ không được lạm dụng quyền khiếu nại để cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án. Nghĩa vụ chấp hành quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng. mà mình đang khiếu nại trong thời gian khiếu nại.
Nghĩa vụ của người tố cáo gồm nghĩa vụ trình bày trung thực về nội dung tố cáo. Nghĩa vụ nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình. Nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
– Nghĩa vụ của người bị khiếu nại, tố cáo dân sự
Nghĩa vụ của người bị khiếu nại gồm giải trình về quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự bị khiếu nại. cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu. Nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. bồi hoàn hoặc khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của người bị tố cáo dân sự gồm giải trình về hành vi bị tố cáo. cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu. Nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. bồi hoàn hoặc khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng dân sự trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính dân sự. Mọi người xem chi tiết tại Điều 500, Điều 501; Điều 510, Điều 511 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự
Giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự
– Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân. do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có thẩm quyền giải quyết. Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án. thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát. do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết. Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát. thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát. do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.
Việc giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và pháp luật có liên quan.
– Thời hạn giải quyết khiếu nại
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
Giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự
– Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
– Thời hạn giải quyết tố cáo
Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 02 tháng, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 03 tháng.
Như vậy, với các thông tin trên, mọi người đã hiểu về khiếu nại tố cáo dân sự. Công ty tư vấn luật cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến tố tụng dân sự. Luật sư giàu kinh nghiệm của công ty tư vấn luật sẽ giúp khách hàng nhanh chóng, đúng luật. Liên hệ ngay với chúng tôi.
Tư vấn điều kiện, hồ sơ khởi kiện tranh chấp dân...
T7, 06 / 2021Trình tự thủ tục hành chính dân sự trong giải ...
T7, 06 / 2021Tìm hiểu khiếu nại tố cáo dân sự – nhữn...
T7, 06 / 2021
Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế giữa...
T7, 05 / 2021Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai không có giấ...
T6, 05 / 2021Tư vấn tranh chấp đất đai không có di chúc uy tí...
T6, 05 / 2021Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai – chu...
T6, 05 / 2021
Địa chỉ : 22 Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 097 552 8855
Email: congtytuvanluatcom@gmail.com