Thủ tục tố tụng hình sự là gì? Trình tự thủ tục tố tụng hình sự

Thủ tục tố tụng hình sự là gì? Thắc mắc này được rất nhiều người đặt ra. Để hiểu rõ nhất về tố tụng hình sự, công ty tư vấn luật có những tư vấn chi tiết. Mọi người hãy tìm hiểu qua bài viết phân tích sau. 

  1. Thủ tục tố tụng hình sự là gì?

Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu thủ tục tố tụng là gì? Đó là cách thức, trình tự, nghi thức tiến hành xem xét một vụ việc. Hoặc điều tra, truy tố, giải quyết vụ án đã được thụ lý hoặc khởi tố. Tất cả đều được tuân theo các quy định của pháp luật. 

Như vậy, dễ dàng hiểu thủ tục tố tụng hình sự áp dụng để giải quyết vụ án hình sự. Các thủ tục hình sự được pháp luật quy định. Các trình tự, giai đoạn đảm bảo tính khách quan, đầy đủ, chính xác công bằng. Bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người liên quan. 

Thủ tục tố tụng hình sự được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự. Trong đó thể hiện các quyền và nghĩa vụ của cơ quan và các bên tham gia tố tụng. Các bên liên quan căn cứ vào đó để điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. 

  1. Trình tự – giai đoạn của  thủ tục tố tụng hình sự

Tố tụng hình sự gồm nhiều giai đoạn theo quy định pháp luật. Thủ tục tố tụng hình sự bao gồm: Khởi tố, Điều tra, Truy tố, Xét xử và Thi hành án. Tại mỗi giai đoạn, cơ quan và người chịu trách nhiệm đảm nhận vị trí, vai trò khác nhau. 

Khởi tố vụ án hình sự

Giai đoạn đầu của tố tụng hình sự là khởi tố vụ án. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác định có dấu hiệu tội phạm hay không. Nếu có sẽ quyết định khởi tố vụ án hình sự. ( Theo Điều 14 Bộ luật tố tụng hình sự – BLTTHS)

Việc xác định dấu hiệu tội phạm sẽ dựa trên những căn cứ sau: 

– Tố giác của cá nhân

– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 

– Tin báo của phương tiện thông tin đại chúng;

– Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

– Người phạm tội tự thú.

Điều tra vụ án hình sự

Cơ quan điều xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Mục đích là để làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án. Các biện pháp được áp dụng để điều tra do luật tố tụng hình sự quy định. 

Thẩm quyền điều tra được quy định tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Các hoạt động điều tra vụ hành hình sự gồm: 

 – Khởi tố và hỏi cung bị can

– Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối chất và nhận dạng.

– Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật

– Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra

– Giám định và định giá tài sản. 

Kết thúc điều tra, cơ quan điều tra làm bạn kế luận điều tra. Nếu có đủ chứng cứ thì đề nghị truy tố. Nếu có một trong các căn cứ quy định tại BLTTHS. Hoặc hết hạn điều tra không chúng minh được bị can là người phạm tội thì đình chỉ điều tra. 

Truy tố vụ án hình sự

Viện kiểm sát (VKS) sẽ thực hiện truy tố vụ án hình sự. Kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, VKS phải ra một trong các quyết định: 

– Truy tố bị can trước Tòa án;

– Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

– Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

Thời hạn đưa ra quyết định là: 

– 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng

– 30 ngày đối với “tội phạm rất nghiêm trọng” và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 

Viện trưởng VKS có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố trong trường hợp cần thiết. Nhưng: 

– Không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng. 

– Không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng. 

Không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Xét xử vụ án hình sự

Thủ tục tố tụng hình sự trong giai đoạn này gồm: Xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. 

Xét xử sơ thẩm

Khi Tòa án nhận được hồ sơ do viện kiểm sát chuyển sang sẽ tiến hành xét xử sở thẩm. Trình tự của một phiên tòa xét xử sơ thẩm sẽ bao gồm: 

+ Khai mạc

+ Xét hỏi

+ Tranh luận trước tòa

+ Nghị án và tuyên án

Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm tùy thuộc vào tính chất của vụ án. Có thể thành phần sẽ là 1 thẩm phán và 2 hội thẩm nhân dân. Hoặc 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân. 

Xét xử sơ thẩm chỉ xét xử những bị cáo, những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố. Nguyên tắc xét xử là bằng lời nói và liên tục. 

– Xét xử phúc thẩm

Tòa án cấp trên sẽ tiến hành xét xử phúc thẩm khi có kháng cáo hoặc kháng nghị. Mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật . (Quy định tại điều 330 bộ luật tố tụng hình sự). 

Bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người liên quan đến vụ án… có quyền kháng cáo. Điều này được quy định chi tiết tại Điều 331 Bộ luật tố tụng hình sự. Quyền kháng nghị thuộc về VKS nhân dân cùng cấp và cấp trên của Tòa án sơ thẩm.

Thi hành bản án và quyết định của tòa án

Giai đoạn thủ tục tố tụng hình sự tiếp theo là thi hành bản án và quyết định của tòa án. Khi tiến hành phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Chỉ có những bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực mới được thi hành án. 

Giai đoạn hoạt động tố tụng hình sự cần phải được thi hành một cách chính xác, kịp thời. Luật tố tụng hình sự quy định giảm thời hạn và miễn chấp hành hình phạt. Đó là hình thức động viên, giáo dục phạm tội trong quá trình cải tạo. 

Xét lại các bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm

Trường hợp các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Mà phát hiện ra sai lầm về pháp luật thì được xử lại theo trình tự giám đốc thẩm. 

Nếu phát hiện ra các tình tiết mới làm thay đổi tính chất của vụ án. Thì được xét xử lại theo trình tự tái thẩm. Xét lại các bản án để đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. 

  1. Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự

Luật sư chính là người có mặt trong trình tự thủ tục tố tụng hình sự. Vậy, vai trò của luật sư là gì?

Dịch vụ tranh tụng

Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho những người liên quan trong tố tụng hình sự. Đó là người tố giác, người bị tố cáo, người bị giam giữ, bị can, bị cáo. Vai trò bảo chữa của luật sư ở trong toàn bộ giai đoạn của tố tụng hình sự. 

Tư vấn pháp luật

Luật sư giúp tư vấn về mặt pháp luật như tư vấn soạn thảo giấy tờ, tìm chứng cứ…. Luật sư cũng tư vấn pháp lý để thân chủ tiến hành kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt… 

Đại diện theo ủy quyền

Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Công ty tư vấn luật có các dịch vụ về thủ tục tố tụng hình sự. Khách hàng liên hệ với công ty khi cần được tư vấn, bào chữa, là người đại diện… Với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, giàu năng lực sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng.

Bài viết cùng chuyên mục