Những quy định giải quyết về luật đất đai tranh chấp lối đi chung

Luật đất đai tranh chấp lối đi chung là một vấn đề được đông đảo người dân quan tâm. Vì dù ở nông thôn hay thành phố thì vấn đề này vẫn thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, do không hiểu rõ về pháp luật nên còn nhiều bất cập và xung đột xảy ra. 

Vậy nếu có tranh chấp lối đi chung thì thẩm quyền này thuộc về ai. Những cơ quan nào có đủ thẩm quyền để giải quyết vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu về luật đất đai tranh chấp lối đi chung trong bài viết dưới đây.

1. Tranh chấp lối đi chung là gì?

Nhu cầu ở ở liên tục tăng cao dẫn đến việc nhà cửa mọc lên san sát nhau. Việc mở những ngõ đi chung sẽ gặp rất nhiều khó khăn và xảy ra tranh chấp. Những hộ gia đình khi muốn xây nhà nhưng lại không được mở lối đi vì sẽ xảy ra những tranh chấp với một bất động sản liền kề khác. 

Bộ luật dân sự 2015 có quy định rõ ràng và chi tiết về lối đi chung như sau:

Điều 273 :” Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề “

Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình. Bao gồm về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc. Cùng với đó là các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thỏa thuận khác.

Điều 275 :” Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề 

Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra. Thì sẽ có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng. Người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề. Trong trường hợp không phát sinh những thỏa thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề phải được xem xét là thuận tiện và hợp lý nhất. Có thể tính đến những đặc điểm cụ thể của từng địa điểm. Lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Những yếu tố được tính toàn như vị trí, giới hạn chiều dài, chiều cao, chiều rộng do các bên tự thỏa thuận. Bạn phải đảm bảo cho việc thuận tiện đi lại, ít ảnh hưởng đến các bên. Nếu có những tranh chấp về lối đi thì cần yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu khác nhau sử dụng. Khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong. Điều này theo quy định tại khoản 2 quyền sử dụng bất động sản liền kề mà không có đền bù.

2. Thẩm quyền giải quyết luật đất đai tranh chấp lối đi chung

Theo quy định tại Điều 136 Luật Đất Đai 2013 thì Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về UBND cấp xã, phường, thị trấn. Theo đó UBND cấp xã sẽ tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai, cụ thể là tranh chấp lối đi chung.

Trong việc tranh chấp quyền sử dụng đất, nếu đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoặc có một trong những giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết.

Nếu tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoặc không có một trong các loại giấy tờ tại khoản 1,2 và 5 điều 50 của Luật này sẽ được giải quyết như sau:

  • Nếu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu. Nhưng một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết. Đương sự có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết. Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.
  • Nếu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu. Nhưng một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết. Đương sự có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.

3. Trình tự thủ tục giải quyết về luật đất đai tranh chấp lối đi chung

Để giải quyết những tranh chấp về lối đi chung cần thực hiện qua các bước: 

Bước 1 : Tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định tại điều 135 Luật Đất đai 2013

Bước 2 : Nếu không hòa giải được thì các bên sẽ tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp tại tòa án

  • Hồ sơ khởi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện; Giấy tờ về nguồn gốc đất đai; Chứng cứ liên quan đến khởi kiện.
  • Thủ tục nộp đơn và hồ sơ: Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện và tiền tạm ứng án phí trực tiếp tại tòa. 

4. Hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án:

Trước khi diễn ra hòa giải, tòa án sẽ thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự về những vấn đề như: Thời gian, địa điểm và nội dung hòa giải

Trình tự hòa giải:

  • Khi tiến hành hòa giải, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên hòa giải.
  • Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải theo nội dung hòa giải.
  •  Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp. Cùng với đó là đề xuất phương án giải quyết
  • Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất. Những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung thêm cho rõ ràng.
  • Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống nhất.

Nếu trong thời hạn bảy ngày kể từ khi thành lập biên bản hòa giải nhưng không có ai thay đổi ý kiến. Lúc này thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. 

Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

Xét xử sơ thẩm

Trường hợp các đương sự không hòa giải được với nhau về cách thức giải quyết tranh chấp. Lúc này Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm.Trong thời hạn một tháng kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử.

Trên đây là những thông tin về quy định giải quyết về luật đất đai tranh chấp lối đi chung. Nếu có thêm những thắc mắc gì quý khách hàng hãy liên hệ công ty tư vấn Luật để được hỗ trợ và tư vấn.

Bài viết cùng chuyên mục