Hướng dẫn, giải đáp thủ tục hành chính sở hữu trí tuệ

Thủ tục hành chính sở hữu trí tuệ được quy định để thực hiện hoạt động quản lý. Đó là các trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện. Những thủ tục đó được cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định giải quyết. 

Nếu bạn đang quan tâm đến các thủ tục hành chính về quyền sở hữu trí tuệ. Công ty tư vấn luật sẽ có những hướng dẫn, giải đáp chi tiết và chính xác nhất. 

  1. Mức độ cần thiết của đăng ký quyền sở hữu trí tuệ 

Đăng ký sở hữu trí tuệ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ. Đây là thủ tục hành chính sở hữu trí tuệ cực kỳ quan trọng. Bởi khi có giấy đăng ký quyền sở hữu trí tuệ sẽ có những lợi ích sau: 

– Tài sản trí tuệ sẽ được bảo vệ trước pháp luật

Đăng ký sở hữu trí tuệ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ . Khi xảy ra tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, sản phẩm sẽ được pháp luật bảo hộ. 

– Thúc đẩy quảng bá thương hiệu, cạnh tranh lành mạnh

Trong việc kinh doanh, các doanh nghiệp, cá nhân cần phải quảng bá thương hiệu. Qua hình thức quảng bá sẽ giúp khách hàng biết đến sản phẩm của mình. Nếu thương hiệu không được đăng ký quyền sở hữu sẽ rất dễ bị làm nhái, giả.  

Do vậy, hoàn thiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là điều cần thiết. Nó sẽ giúp thúc đẩy quảng bá thương hiệu. Đồng thời tạo nên sự tin tưởng đối với khách hàng, đối tác. 

Bên cạnh đó, một ý nghĩa cực kỳ quan trọng là giúp tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh. Trong nền kinh tế hội nhập sâu rộng, lợi ích của các doanh nghiệp cần được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều cần thiết thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ. 

  1. Thủ tục hành chính sở hữu trí tuệ gồm những bước nào?

Thủ tục hành chính đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ được thực hiện qua các bước sau:

Xác định đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ

Để đăng ký sở hữu trí tuệ cần phải đúng đối tượng theo loại hình. Chỉ có như vậy mới có thể tối đa quyền của sản phẩm và đúng pháp luật. Có các loại hình đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ sau: 

– Quyền sở hữu trí tuệ đối với chủ sở hữu công nghiệp bao gồm:

+ Đăng ký thương hiệu

+ Đăng ký nhãn hiệu

+ Đăng ký Sáng chế, giải pháp hữu ích

+ Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp;

+ Đăng ký chỉ dẫn địa lý

– Quyền sở hữu trí tuệ với quyền tác giả và quyền liên quan bao gồm: 

+ Đăng ký xác lập quyền tác giả tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam hay gọi đơn giản là đăng ký bản quyền tác giả. 

+ Đăng ký xác lập quyền liên quan tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam bao gồm: (i) Quyền liên quan cuộc biểu diễn (ii) Quyền liên quan bản ghi âm, ghi hình (iii) Quyền liên quan đến chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;

– Quyền sở hữu trí tuệ với quyền cây trồng

Đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển. 

Xác định cơ quan tiến hành thủ tục hành chính sở hữu trí tuệ

3 cơ quan tiến hành thủ tục hành chính đăng ký sở hữu trí tuệ bao gồm: 

– Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Tổng đài: (024) 3858 3069, 

– Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả.

Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/2 phố Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội

– Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục trồng trọt.

Địa chỉ: Nhà A6, 2, Ngọc Hà, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội

huẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

Chủ tài sản trí tuệ và bên được ủy quyền sẽ tiến hành làm hồ sơ đăng ký. Chi tiết hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ theo từng loại hình như sau: 

– Đăng ký quyền sở hữu công nghiệp gồm: 

+ 02 bản tờ khai đăng ký của một trong các đối tượng sau: sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp ( theo mẫu của Cục SHTT);

+ 05 mẫu nhãn hiệu đình kèm với kích thước 8cm x 8 cm (áp dụng đối với việc đăng ký nhãn hiệu);

+ 02 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo bản chụp sản phẩm đăng ký (Áp dụng đối với đăng ký kiểu dáng công nghiệp);

+ 02 bản mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hộ sáng chế (trường hợp đăng ký sáng chế)

+ 02 bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ (trường hợp đăng ký giải pháp hữu ích)

+ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền;

+ Tài liệu khác liên quan (nếu có)

– Đăng ký sở hữu trí tuệ với quyền tác giả và quyền liên quan tác giả gồm: 

+ Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả;

+ Giấy cam đoan của tác giả sáng tác ra tác phẩm;

+ Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm;

+ Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm

+ Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả;

+ Chứng minh thư nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực)

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết thành thành lập….vv( bản sao chứng thực và áp dụng trường hợp chủ sở hữu tác phẩm là pháp nhân)

+ Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả;

+ 02 bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

– Đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng hồ sơ gồm có:

+ Tờ khai (đơn) đăng ký giống cây trồng theo mẫu;

+ Ảnh chụp kèm tờ khai về kỹ thuật theo mẫu quy định;

+ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho việc đăng ký trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký;

+ Tài liệu khác như tài liệu chứng minh quyền của người nộp đơn; quyền được chuyển giao; quyền được hưởng ngày ưu tiên…vv

Nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ 

Chủ sở hữu hoặc bên được ủy quyền hoàn thiện hồ sơ sẽ tiến hành nộp hồ sơ. Hồ sơ sẽ được nộp tại cơ quan tiến hành thủ tục hành chính sở hữu trí tuệ. Địa chỉ các cơ quan đã được đề cập ở mục 2.2 bên trên. 

Ví dụ: đăng ký bản quyền tác phẩm văn học thì nộp hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả.

Theo dõi hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ được thẩm định sau khi nộp. Tùy vào từng loại hồ sơ, sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định khác nhau. Người sở hữu tài sản trí tuệ và người được ủy quyền đăng ký sẽ phải theo dõi các thông báo của cơ quan tiến hành thủ tục hành chính. Nếu có thiếu sót cần bổ sung thì phải bổ sung ngay lập tức. 

Quá trình thẩm định được tiến hành xong sẽ có quyết định cuối dùng về cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ. Căn cứ vào thông báo, người đăng ký sẽ tiến hành làm các thủ tục tiếp theo. 

  1. Công ty tư vấn luật hỗ trợ thủ tục hành chính sở hữu trí tuệ

Đăng ký sở hữu trí tuệ về cơ bản sẽ có những thủ tục hành chính như đã trình bày. Hiện nay, các chủ sở hữu tài sản trí tuệ đều tìm các đơn vị để ủy quyền đăng ký. Luật sư sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký đầy đủ, nhanh chóng hơn. 

Công ty tư vấn luật là đơn vị uy tín để chủ sở hữu tài sản trí tuệ gửi niềm tin. Công ty có đội ngũ luật sư có năng lực, giàu kinh nghiệm sẽ hướng dẫn thủ tục hành chính sở hữu trí tuệ cho khách hàng. 

Tất cả các bước thủ tục hành chính đăng ký quyền sở hữu công ty tư vấn luật sẽ đảm nhận. Khách hàng sẽ chờ nhận kết quả. Trong quá trình đăng ký, công ty sẽ trả lời tất cả những thắc mắc của khách hàng. 

Nếu bạn là cá nhân, doanh nghiệp đang cần tư vấn thủ tục hành chính sở hữu trí tuệ. Liên hệ ngay với công ty tư vấn luật qua hotline, email hoặc đến trực tiếp văn phòng. Chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách tận tình nhất để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Bài viết cùng chuyên mục